RÚT HẦM CẦU
THÔNG CỐNG NGHẸT
VÉT HỐ GA
ĐÀO HẦM CẦU
CHỐNG HÔI

THI CÔNG ĐÓNG CỪ TRÀM 0918.455.699

THI CÔNG ĐÓNG CỪ TRÀM 0918.455.699

THI CÔNG ĐÓNG CỪ TRÀM 0918.455.699

THI CÔNG ĐÓNG CỪ TRÀM 0918.455.699

THI CÔNG ĐÓNG CỪ TRÀM 0918.455.699

Công ty Bảo long có đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống xe cơ giới hiện đại đảm bảo quá trình thi công đúng tiến độ và giảm chi phí tối đa cho quý khách.

Đóng cừ tràm chỉ được áp dụng với công trình từ 3 - 4 tầng trở xuống, ở vùng ven có lớp đất bùn yếu, sức chịu tải thấp, lại luôn có nước ngầm. Chi phí đóng móng cừ tràm dù thấp nhưng thời gian thi công lại kéo dài và có độ phức tạp, đòi hỏi thi công hết sức cẩn thận. 
Khi thực hiện đóng móng cừ tràm, khách hàng cần chọn đơn vị tư vấn thiết kế uy tín để lập bản vẽ thiết kế kết cấu có tính toán cụ thể theo thực tế. Kế đến là chọn nhà thầu thi công có nhiều kinh nghiệm về móng cừ tràm.
Trong thực tế có nhiều công trình đóng móng cừ tràm nhưng sau đó nhà bị nghiêng, lún không đều. Do vậy, cần lưu ý một số vấn đề sau trong thiết kế và thi công đóng cừ tràm:
- Tuy chưa có tiêu chuẩn cụ thể nhưng qua kinh nghiệm thực tế thì cần chọn cừ tràm có chiều dài 3 - 4,5m, đường kính gốc trung bình 8 - 12cm, đường ngọn 3 - 5cm và phải đóng với mật độ 25 cây/m² thì sức chịu tải của đất mới đạt 0,6 - 0,9 kg/cm². Giải pháp thiết kế móng và cừ tràm nên kết hợp thành một khối vì trong đất bùn, cừ tràm sẽ liên kết với móng tạo thành một khối để chuyển lực xuống sâu hơn 4 - 5m mới đủ sức chịu lực và chống cắt do các cung trượt gây ra ngay tại đáy móng. Khi móng bị phá, đất dưới đáy móng hình thành cung trượt, do đó số lượng và đường kính cừ tràm phải tính toán đủ để chịu lực cắt của cung trượt này. Công việc này thuộc kỹ sư thiết kế tính toán.

- Về độ sâu của móng cừ tràm, trong thực tế thi công người ta thường có thói quen đặt đầu cừ tràm nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất, khiến đáy móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Các tài liệu địa chất cho thấy ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, do đó đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô, không bị mục. Tùy theo chất đất bên trên mực nước ngầm, có thể chọn đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, miễn sao đầu cừ luôn ẩm ướt. Sau khi đóng cừ xong tiến hành tạo lớp lót bằng bê-tông đá 1-2 và đổ trực tiếp trên đầu cừ để tạo liên kết thành một khối.
- Không nên lấy cát phủ lên đầu cừ sau khi đóng, bởi khi đó dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên của lớp bê tông lót. Theo dòng chảy, cát cũng có thể chuyển dịch. Hoặc khi công trình kề bên đào móng, cát sụt lở... đều là những nguyên nhân gây lún hay lún không đều.

Giới thiệu về cây Cừ Tràm

Cây Tràm có nguồn gốc ở Đông Nam Á, thường được trồng từ 4-5 năm sau đó được cắt và phân chia ra nhiều loại để phân phối ra ngoài thị trường với đường kính và kích thước theo tùng loại với các mục đích sử dụng khác nhau.

Với những ưu điểm như chi phí rẻ, độ bền lâu năm, có khả năng chịu nước tốt mà cừ tràm từ lâu được xem là sản phẩm quan trọng đặc biệt trong ngành xây dựng.

Cừ tràm hay còn được gọi với tên gọi khác là tràm ta, tràm cajuputi đã được người Pháp sử dụng từ cách đây hơn 100 năm khi các vật liệu bê tông cốt thép chưa thực sự phổ biến như hiện nay. Cừ tràm thường xuất hiện tại những vùng có lượng mưa lớn như Tây Nam Bộ hay các nơi đất ngập vùng núi đá vôi, đất xám, khu vực đồi núi ít chua, nhiệt độ trung bình từ 26-27 độ C. Với các đặc điểm như thích hợp trong môi trường ẩm ướt, sản lượng lớn mà từ lâu, cừ tràm đã được ứng dụng rộng rãi tại các ngành nghề khác nhau, đặc biệt là ngành xây dựng minh chứng qua nhiều công trình tồn tại hàng trăm năm.

Một số công dụng của cừ tràm

Một trong những công dụng điển hình thường thấy của cừ tràm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Cừ tràm được sử dụng làm cọc cừ tràm – đây được xem là biện pháp thi công dân gian mang tính đặc thù với khả năng chịu nước tốt vì thế cừ tràm thích hợp để đóng sâu trong nền móng công trình với độ bền lâu hơn rất nhiều so với những loại cây gỗ khác. Gia cố móng bằng cừ tràm để tăng mức chịu nén, giảm thiểu độ lún của đất trước tải trọng của công trình, đặc biệt ở những nơi có nền đất bùn, đất xốp.

Bên cạnh đó, cừ tràm không chỉ được sử dụng làm nền móng mà còn được ứng dụng nhiều trong các công trình thủy lợi, làm kè hay kết hợp với phiên tre để chặn đất, giữ đất…Cừ tràm thường được sử dụng như một phương pháp xử lý nền đất yếu trong dân gian. Cừ tràm là giải pháp công nghệ mang tính truyền thống để xử lý nền cho công trình có tải trọng nhỏ trên nền đất yếu. Theo kinh nghiệm, thường 25-30 cây cừ tràm được đóng cho 1m2. Việc sử dụng cọc tràm trong điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý đòi hỏi phải chống lún bằng cọc tiết diện nhỏ.

Việc tính toán móng trên nền có cừ tràm cũng có thể mang lại một số hiệu quả đáng kể:

- Tận dụng được vật liệu địa phương.

- Thích hợp cho công trình xây chen.

- Có đủ khả năng chịu tải trọng của công trình từ 3 đến 5 tầng.

Chọn Cừ Tràm phù hợp và cách thi công cừ tràm

Đối với những vùng đất bùn có mực nước ngầm cao thì nên sử dụng cừ tràm, do đất này có sức chịu tải rất thấp. Cọc cừ tràm sử dụng thường theo quy chuẩn như sau: Chiều dài 4-5m, gốc cừ có đường kính tầm 10-12cm, đường kính ngọn tầm 4-5cm, mật độ đóng cừ thường là 25 cây mỗi mét vuông. Phải làm cho cừ tràm và móng liên kết chắc chắn như là một khối, vì cừ tràm khi vào đất sẽ truyền tải từ trên xuống theo suốt chiều dài thân cừ tràm, liên kết chắc chắn với móng giúp cừ tràm chịu được các lực trượt rung gây ra tại đáy móng mà không bị trình trạng cắt cọc. Từ đó mà yêu cầu số lượng, đường kính của cừ tràm phải đủ để chịu lực trên

Do trường hợp phá móng phát sinh cung trượt như đã nêu trên, khi thi công đóng cừ tràm, phải đóng cừ lấn ra ngoài diện tích móng, mỗi cạnh lấn từ 10-20 cm nhằm tăng sức chịu đựng lực rung cắt của cung trượt. Ngoài ra, thói quen của một số người khi thi công là phải đặt phần đầu của cừ tràm nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất, điều này dẫn đến việc đáy móng sẽ phải đặt khá sâu, gây khó khăn hơn cho việc thi công, mất thêm thời gian đáng kể nếu gặp phải mùa mưa. Thực chất theo cái tài liệu nuyên cứu của nghành địa chất thì đất nằm trên mực nước ngầm độ bão hòa vẫn cao đất vẫn ẩm ướt không khác đáng kể gì so với lớp đất dưới mực nước ngầm, vì vậy vẫn đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và không quá ẩm ướt để đầu cừ tràm bị mục. Do đó, tùy theo địa chất , ta vẫn có thể đặt đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, chủ yếu là vẫn đủ điều kiện độ ẩm cho đầu cừ tràm. Thêm một thói quen không rõ nguồn gốc mà chúng ta nên tránh là phủ lớp cát dày lên đầu cừ tràm sau khi đóng mà một số người vẫn hay làm. Do khi làm vậy, lớp cát có thể len lỏi vào lớp bùn hay vào các lỗ khí rỗng bên trong lớp bê tông lót vì áp lực của đáy móng, chưa kể cát cũng có thể dịch chuyển theo dòng chảy, hoặc khi bên cạnh có công trình đào móng, cát sẽ gây sụp lở.. những trường hợp trên đều là nguyên nhân gây lún hay lún không đều. Một trường hợp khác cũng hay gây tình trạng lún hay lún không đều là thi công sơ sài lớp bê tông lót, cứ rải đá 4×6 rồi trải xi măng lên trên và cán bằng. Khi đó, dưới áp lực của đáy móng, kết cấu của lớp bê tông lót bị vỡ hoặc biến dạng rồi gây nên sụp lún. Do đó, không nên xem thường chức năng của lớp bê tông lót, phải rải đá 1×2 trực tiếp lên đầu cừ rồi trải xi măng để tạo liên kết thành một khối vững chắc với đầu cừ.